Ngày 23/11 vừa qua, Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã đồng hành cùng Ban tổ chức Lễ hội Cà phê tỉnh Đắk Lắk, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk phát động cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật “Cà phê Việt Nam – Hành trình kiến tạo di sản văn hoá thế giới” từ 23/11/2022 đến 21/2/2023 với tổng giải thưởng lên tới hơn 450 triệu đồng nhằm hưởng ứng Lễ hội Cà phê lần thứ 8 năm 2023.

Cà phê trở thành di sản văn hoá nhân loại

Bảo tàng Thế giới Cà phê tại Buôn Ma Thuột đã trở thành điểm đến của các tín đồ yêu và đam mê cà phê trên toàn cầu. Ảnh: Jackie Tran
Bảo tàng Thế giới Cà phê tại Buôn Ma Thuột đã trở thành điểm đến của các tín đồ yêu và đam mê cà phê trên toàn cầu. Ảnh: Jackie Tran

Theo những nghiên cứu lịch sử, cà phê được phát hiện vào khoảng thế kỷ thứ 9 tại Ethiopia và được đế quốc Ottoman lan rộng ra cả vùng Trung Đông bao gồm Tây Á, Bắc Phi… Thế kỷ 17, cà phê du nhập vào châu Âu, tham gia đặt nền móng cho thời kỳ khai sáng và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất tạo nên một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển nhân loại. Với những giá trị to lớn của cà phê đem lại, người phương Tây lại đưa cà phê trở về phương Đông trồng trọt và tạo ra những vùng nguyên liệu rộng lớn ở: Indonesia, Thái Lan, Myanmar… trong đó có Việt Nam trở thành cường quốc cà phê thứ hai toàn cầu, cung ứng cho thế giới một thức uống năng lượng không thể thiếu trong đời sống.

Với lịch sử hàng chục thế kỷ, cà phê đi sâu vào đời sống tạo thành văn hoá của nhiều vùng đất, nhiều quốc gia và trở thành di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại, được UNESCO công nhận như: cà phê Vienna (Áo), Cảnh quan văn hoá cà phê Colombia, Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ (hay còn gọi là cà phê Ottoman), Nghi thức cà phê Ả Rập… Di sản văn hoá cà phê đã góp phần thu hút hàng triệu du khách tới tham quan, trải nghiệm tại các quốc gia này, thúc đẩy du lịch phát triển và tạo giá trị toàn chuỗi ngành cà phê tăng trưởng hàng tỷ đô la mỗi năm. Riêng tại Áo, vào năm 2019 đã đón gần 32 triệu lượt khách quốc tế trong đó di sản phi vật thể “cà phê Vienna” đóng góp một phần quan trọng trong trải nghiệm văn hoá của du khách. Tại Italia, người Ý cũng đang trong tiến trình đưa cà phê Espresso trở thành di sản văn hóa nhân loại. Với vị thế là cường quốc xuất khẩu cà phê thứ hai thế giới, theo tầm nhìn của Trung Nguyên Legend, ngành cà phê Việt Nam có thể đạt 20 tỷ USD trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu nếu có chiến lược đúng cho ngành.

Cà phê Việt Nam và hành trình kiến tạo di sản văn hóa thế giới

Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu lịch sử cho thấy, các giáo sĩ châu Âu mang hạt cà phê sang trồng lẻ tẻ từ các thế kỷ 17, 18 nhưng phải đến khi người Pháp chính thức du nhập vào vùng lãnh thổ từ khoảng thế kỷ 19 thì cà phê mới được nhiều người biết tới trong đời sống. Giai đoạn sơ khởi, cà phê được trồng ở vùng Tây Bắc (Sơn La, Điện Biên…), ở miền Trung (Quảng Trị, Quảng Bình…). Sau những cuộc khảo sát quy mô về khí hậu, thổ nhưỡng cũng như những suy tính về xã hội, chính trị, người Pháp đã đưa giống cà phê Robusta trồng tại Buôn Ma Thuột vào khoảng năm 1914 và phát triển, mở rộng toàn vùng Tây Nguyên.

Khi cà phê được biết đến rộng từ khoảng thế kỷ 19, phương thức thưởng lãm cà phê phin có nguồn gốc từ châu Âu cũng trở nên phổ biến, đi vào đời sống, văn hoá người Việt cùng lịch sử hàng trăm năm. Từ cà phê phin truyền thống, người Việt đã biến đổi thành nhiều loại thức uống nổi tiếng với du khách quốc tế như: cà phê sữa đá, cà phê trứng… cùng nhiều phong cách thưởng lãm đặc biệt, khác biệt, duy nhất có trên thế giới như cà phê Thiền… Qua gần hai thế kỷ phát triển, cà phê xuất hiện ở mọi nơi từ vùng nông thôn, thuộc các cộng đồng dân tộc thiểu số có những trang trại trồng cà phê rộng lớn, đến công xưởng chế biến sản xuất cho tới thành thị, và được nhìn thấy từ các quán hàng đến mỗi gia đình, dành cho mọi đối tượng trong đời sống… Vậy nhưng giá trị của chuỗi ngành cà phê Việt Nam mới chỉ đạt xấp xỉ khoảng gần 4 tỷ đô la năm 2022.

 

Thay đổi màu sắc

Màu 1
Màu 2
Màu 3
Màu 4
Chọn Layout Này

Thay đổi Header

Header 1

Header 2

Thay đổi vị trí Section